Giới thiệu cộng sự tiếng Nhật/ Các hoạt động

を紹介します!-活動編-
2013 年 12 月に東京で開催された日・ASEAN 特別首脳会議において、安倍総理が表明した新しいアジア文化交流政
策「文化の WA プロジェクト」の実現のため、2020 年までの時限事業として国際交流基金にアジアセンターが設立され、こ
のアジアセンターの活動の一つとして、ASEAN 諸国の中等教育における日本語教育支援のために「日本語パートナーズ」
派遣事業をベトナムにおいて実施することになりました。
日本語パートナーズは、ベトナム中等教育機関に派遣され、現地日本語教師と学習者の日本語学習のパートナーとし
て、授業のアシスタントや会話の相手役といった活動をするとともに、教室内外での日本語・日本文化紹介活動等を行
い、ベトナム日本語教育を支援します。同時に、パートナーズ自身も現地の言語や文化についての学びを深め、ベトナムと
日本の架け橋となることを目標としています。
今回は、バリアブン
タウの千綿さんとハ
ノイの内藤さんから
の活動報告です。
バリアブンタウ派遣 千綿 仁行(ちわた よしゆき)
私はベトナム南部のバリアブンタウに派遣されています。
活動している学校はバリアブンタウ地区の高校三校です。各校とも二人、現地の日本語の先生がおられ、10年
生から12年生のクラスでその先生方と一緒に教案に沿って授業をしています。授業には事前に先生との打合せ
で日本語パートナーズとしてどの場所でどのように入っていくかを決め、授業の時に混乱が起きないようにしていま
す。場合によっては、絵カードや文字カードの書き方や表現の仕方について2,3時間打ち合わせることもありま
す。
私はこちらへ来て3カ月が過ぎました。私はこちらへ来るとき、日本語教育や日本文化の紹介を主に考えていると
ころがありました。しかし教室で学生たちと接する中で、私がつたないベトナム語で単語を言ったりベトナムの食文
化などについて質問したりすると学生たちの目が輝きだすことを痛切に感じますし、同時に学生の方から日本の生
活、文化について聞かれると、この上ない喜びを感じるのです。これは双方向の言語、文化の交流がどれだけ大
切かということをはっきり表しているように思います。
そう言いながらも、私は三つの高校を訪問していて自分が情けなくなることがあります。それは先生方の部屋で日本語の先生以外の先生方と話が
したくてもできないことです。ベトナム語が聞き取れませんし、こちらのベトナム語も通じないのです。少しは勉強してきましたが発音が悪く、たとえば
「お元気ですか」の表現だけでも、「ん?」と首をひねられることが多く、疑心暗鬼にかられてしまいます。しかし、母音の多さや音の上下で意味が変
わる言語の難しさを痛感しながらも、取りあえずは最終的には筆談でも通じればいいと思い直し、また勉強を続けています。いずれは話すことでも
通じるようになることを信じて!
そのためにも、これから残りの期間、なお一層の努力をしてベトナムという国に馴染んでいかなければならないと思っています。
ハノイ派遣 内藤 真理子(ないとう まりこ)
現在私は、ハノイの中学校6校、高校2校を巡回しています。カウンターパートのベトナム人の先生8
名と一緒に授業に入っています。
パートナーズの仕事は2つあります。1つ目は、ベトナム人教師の授業の補助です。日本語の会話や
新しい言葉を読んだり、生徒のノートのチェックをしたりします。2つ目は文化紹介です。これまで、浴衣
の着付け体験や、お好み焼きやおにぎり作り、折り紙などを行いました。
ベトナムの中高生は、本当に素直でかわいいです。授業に行くと、「ないとうせんせーい」
と大きな声で元気に、迎えてくれます。
この仕事をしていると、うれしいことがたくさんあります。ある日、生徒が似顔絵を描いくれました。疲れ
た時などに見ては、癒されています。
また、浴衣の着付けをしたときに、女の子たちがどの色の浴衣と帯を合わせようとわくわく悩んでいたのがかわいかったです。どの国もおしゃれに対
する女の子の意識は同じですね。浴衣を着たあとは、みんなセルフィー(自撮り)をたくさん撮っていました。生徒たちの笑顔を見ると、もっと活動を
がんばって日本のことを好きになってもらいたいなと思います。
楽しいことがたくさんある一方で、時々大変なこともあります。9年生や12年生は受験生で、受験に日本語が必要でない生徒もいます。中には、モ
チベーションがあまり上がらない生徒もいるので、いかにそういう生徒たちにも楽しんでもらえる授業ができるかが今後の課題だと思います。
写真左;生徒が書い
た内藤さんとベトナ
ム人日本語教師
写真右;浴衣を着付
た生徒たちと
○日本語フェスティバル 2015
今年も日本語スピーチコンテスト『日本語フェスティバル』を開催いたします。ベトナム北部、中部からの参加者のスピーチを聞きに、ぜひご来場くださ
い。
日時:5 月 10 日(日) 8:00 開場 8:30~12:30
場所:ベトナム日本人材協力センター(VJCC), 3 階講義室
住所:91 CHUA LANG, DONG DA, HANOI
○日本語能力試験
2015 年第 1 回日本語能力試験がハノイ、ダナン、ホーチミンの 3 都市で 7 月 5 日(日)に実施されます。願書の受付は 4 月 10 日に終了していま
す。試験会場や時間割等については、6 月中旬頃に当センターweb サイトでもお知らせいたします。
また、2015 年第 2 回の能力試験は、12 月 6 日(日)に行われます。
Thực hiện"Dự án Bunka no WA" chính sách giao lưu văn hóa châu Á mới mà thủ tướng Shizo Abe đã
phát biểu trong hội nghị cấp cao đặc biệt Nhật Bản Asean được tổ chức vào tháng 12 năm 2013, trong
thời hạn đến năm 2020 phải xây dựng được các trung tâm châu Á tại quỹ giao lưu quốc tế. Và việc
thực hiện phái cử các cộng sự tiếng Nhật đến giúp đỡ sự nghiệp giáo dục tiếng Nhật ở các trường
THCS và THPT là một trong các hoạt động của trung tâm châu Á này.
Các cộng sự tiếng Nhật được phái cử đến các cơ quan giáo dục tiếng Nhật trung học tại Việt Nam,
tham gia các hoạt động như hỗ trợ giờ học của giáo viên bản địa, đóng vai trò như đối tượng trong hội
thoại, giới thiệu tiếng Nhật và văn hóa Nhật trong cũng như ngoài giờ học, hỗ trợ nền giáo dục tiếng
Nhật ở Việt Nam với tư cách là đối tác giáo dục tiếng Nhật của giáo viên cũng như học viên tại địa
phương. Đồng thời, bản thân các cộng sự này cũng phải học về ngôn ngữ cũng như văn hóa của địa
phương đó, trở thành cầu nối văn hóa giữa hai nước Việt Nam Nhật Bản.
Ở số này chúng tôi xin đăng
báo cáo hoạt động của ông
Yoshiyuki Chiwata - cộng sự
tại Bà Rịa Vũng Tàu và cô
Mariko Naito làm việc tại Hà
Nội
Bà Rịa Vũng Tàu Chiwata Yoshiyuki
Tôi được phái cử tới Bà Rịa Vũng Tàu, một tỉnh nằm ở miền Nam Việt Nam.
Nơi tôi hoạt động là ba ngôi trường cấp 3 nằm tại Bà Rịa Vũng Tàu. Tại mỗi trường có 2 giáo viên
dạy tiếng Nhật người Việt, tôi cùng các giáo viên này giảng dạy theo giáo án cho các lớp từ lớp 10 tới
lớp 12. Tôi cố gắng trước mỗi giờ học trao đổi trước với các giáo viên để quyết định xem vai trò của
tôi với tư cách là một cộng sự người Nhật sẽ tham gia vào giờ học ở phần nào, và như thế nào để làm
sao giờ học không bị rối. Tùy vào từng trường hợp, cũng có khi chúng tôi phải họp với nhau tới 2,3
tiếng về cách viết hoặc cách trình bày thẻ ảnh, thẻ chữ.
Đã 3 tháng kể từ khi tôi tới đây. Khi tới đây tôi chỉ nghĩ công việc của mình chủ yếu là giảng dạy
tiếng Nhật và giới thiệu văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên trong khi tiếp xúc với các em học sinh trong
từng giờ học, khi tôi phát âm từng từ tiếng Việt còn ngọng nghịu hoặc đặt những câu hỏi về văn hóa
ẩm thực của Việt Nam tôi đều cảm nhận sâu sắc những đôi mắt sáng lên long lanh của các em. Đồng
thời khi được nghe những câu hỏi của các em về cuộc sống, văn hóa Nhật Bản tôi cảm thấy vui
sướng không gì bằng. Điều này thể hiễn rõ tầm quan trọng của việc giao lưu giữa 2 ngôn ngữ, 2 nền
văn hóa.
Bên cạnh những điểm tốt như trên cũng có vài điều khiến tôi cảm thấy tiếc nuối khi tới dạy tại 3 trường. Đó là việc tại phòng
giáo viên, tôi không thể bắt chuyện với những giáo viên khác ngoài giáo viên tiếng Nhật dù rất muốn. Rồi việc tôi không thể
nghe hiểu được tiếng Việt, và các giáo
viên khác cũng không hiểu tiếng Việt của tôi. Trước khi tới đây tôi có học một chút tiếng Việt nhưng do phát âm của tôi không tốt,
nên dù chỉ là một câu đơn giản như "Chị có khỏe không?", hầu hết mọi người nghe xong đều lắc đầu nói "hả?" và thắc mắc tôi đã
nói gì. Tuy nhiên, trên tinh thần hiểu rõ tiếng Việt là một ngôn ngữ khó, có nhiều nguyên âm và sự khác biệt trong độ lên xuống
của âm có thể làm thay đổi ý nghĩa, tôi vẫn sẽ tiếp tục học tiếng Việt dù tạm thời chỉ cần có thể hiểu nhau khi viết chữ ra là đã tốt
rồi. Tôi tin sẽ đến lúc tôi có thể nói để mọi người hiểu.
Chính vì vậy mà trong thời gian còn lại, tôi nghĩ rằng mình sẽ phải nỗ lực thêm nữa để có thể nhanh chóng cảm nhận được những
gì gọi là Việt Nam.
Hà Nội Naito Mariko
Hiện nay tôi hoạt động tại 6 trường cấp 2 và 2 trường cấp 3 tại Hà Nội. Công việc cộng sự
gồm 2 phần. Phần việc thứ nhất là giúp đỡ cho giáo viên người Việt trong giờ giảng. Ví dụ
như đọc hội thoại tiếng Nhật, đọc từ mới, kiểm tra vở của học sinh. Phần việc thứ hai là
giới thiệu về văn hóa Nhật Bản. Tôi đã thực hiện những hoạt động như cho học sinh mặc
thử Yukata, làm bánh Okonomiyaki, gấp giấy Origami v.vv.
Các em học sinh cấp 2 tại Việt Nam thật sự là rất ngây thơ và đáng yêu. Mỗi khi tôi đến
giờ học của các em là các em đều đón tiếp tôi bằng những tiếng gọi rất to "cô Naito ơi!",
khiến tôi cảm thấy rất vui.
Tôi đã rất vui khi học sinh vẽ chân dung tôi. Và khi tôi cho các em học sinh mặc thử áo Yukata, các em nữ đã rất hồi hộp lo lắng xem
áo màu nào thì hợp với đai thắt nào, quả thật là rất đáng yêu. Cứ mỗi khi nhìn thấy khuôn mặt rạng rỡ nụ cười của các em tôi lại
muốn cố gắng có thêm nhiều hoạt động hơn nữa để các em càng yêu thích hơn đất nước Nhật Bản.
Các em học sinh lớp 9 hoặc lớp 12 sẽcó kỳ thi cuối cấp. Có những học sinh không cần phải thi tiếng Nhật. Có những học sinh không
có mấy động lực để học nên tôi nghĩ vấn đề sau này là làm thế nào để các học sinh như vậy có thể vui vẻ tham gia vào giờ học.
写真左;生徒が書い
た内藤さんとベトナ
ム人日本語教師
写真右;浴衣を着付
た生徒たちと
○Lễ hội tiếng Nhật năm 2015
Năm nay chúng tôi cũng tiếp tục tổ chức " Lễ hội tiếng Nhật" với
Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật. Rất mong các bạn dành thời gian tới nghe những
bài thi hùng biện của các thí sinh miền Bắc và miền Trung.
Thời gian: 10 tháng 5 (chủ nhật)
Khai mạc 8:00
Thời gian thi 8:30 ~12:30
Địa điểm: tầng 3, Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam Nhật Bản (VJCC)
Địa chỉ: 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
○ Kỳ thi năng lực tiếng Nhật
Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật lần 1 năm 2015 sẽ được tổ chức tại 3 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5/7 (chủ nhật) .
Thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi đến ngày 10/4. Địa điểm và thời gian cụ thể của kỳ thi sẽ được thông báo tại web site của trung tâm vào trung
tuần tháng 6.
Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật lần 2 năm 2015 sẽ được tổ chức vào ngày 6/12 (chủ nhật)