「専門家の部屋」とは、ベトナム在住のJF派遣専門家が、毎回、日本語教授法に関するさまざ まなテーマで書くコーナーです。今回はホーチミンの藤島専門家がお送りします。 第 10 回 連想法で漢字の授業に工夫を! 皆さんはどのように漢字を教えていますか。いつも同じような授業になってしまうという悩みはありませんか。今回は、単調になりがちな漢字の授業に 「連想法」を取り入れる方法を紹介します。 ◆「連想法」って何ですか。 ある知識をすでに記憶の中にある概念や情報と結びつける方法で、日本語教育では、形やイメージを使う視覚的な連想法や、ある言葉からど ういう言葉が連想されるかを考える意味的な連想法などがあります。 ◆「視覚的な連想法」はどのように授業に取り入れますか。 導入のときに絵から字形を連想すると、印象深く覚えることができると言われています。絵を使った導入に役立つサイトと書籍を紹介します。 (1)『MARUGOTO Plus』 http://a1.marugotoweb.jp/basic_training.php?p=kn 国際交流基金の教科書『まるごと』の学習者用サイトですが、誰でも見られます。このサイトの「Memory Hint」で、絵から字形を連想できる動画が見られます。最初のイラストがどんな漢字になっていくかを連 想させるようにしたり、イラストがどんなことを表しているか学習者と話し合ったりするといいと思います。 さらに興味がある方は「Kanji Look and Learn」や「ストーリーで覚える漢 字 300」という本も参考になります。 (2)国際交流基金ロンドン日本文化センター http://www.jpf.org.uk/language/kanjifiles/kanjicard.html 絵をダウンロードして使いたい人にはこのサイトが便利です。 ◆「意味的な連想法」はどのように授業に取り入れますか。 黒板と人数分の紙があればすぐできる連想ゲームが効果的です。 (1)教師は黒板に漢字を 1 字書く。 (2)学習者はその漢字につながりのある漢字を考えて、黒板に一つ書く。 (3)同様に、つながりのある漢字を連想しながら、順番に 1 人ずつ書いていく。 (4)やり方がわかったら、学習者に何も書いていない紙を配る。 (5)学習者は制限時間内に、教師が提示した漢字から連想を広げて漢字をつなげていく。 (6)終わったら、学習者同士で紙を交換して、読む練習をする。 右の図は「食べ物」という漢字を与えて連想した例です。 この活動のよいところ (1)学習者の頭の中にどんな漢字があるか教師も学習者自身も知ることができる。 (2)最初に与えた漢字(ここでは「食べ物」)に関連する語彙を学習者自身が整理できる。 (3)学習者同士で結果を見せ合うことにより、それぞれが持つ漢字知識を交換できる。 発展的な活動 (1)連想した漢字を使って文を作る。 (2)頭に浮かんだのに書けなかった漢字を後で調べる。 (3)読解授業のウォーミングアップとして使う。 授業で使えそうなものがありましたか。意味的な連想法は漢字だけではなく、語彙の整理という点でも効果がありますので、ぜひ授業に取り入れてみてください。 参考図書 大森雅美・鈴木英子(2013)「日本語教師の 7 つ道具シリーズ②漢字授業の作り方編」アルク 加納千恵子ほか(2011)「漢字教材を作る」スリーエーネットワーク 坂野英理ほか(2009)「Kanji Look and Learn」ジャパンタイムズ ボイクマン総子ほか(2008)「ストーリーで覚える漢字 300」くろしお出版 "Phòng chuyên gia" là góc mà các chuyên gia JF tại Việt Nam sẽ giới thiệu các bài viết liên quan đến phương pháp giảng dạy tiếng Nhật. Bài viết lần này sẽ đến từ chuyên gia Fujishima ở thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư vào tiết học chữ Hán bằng "phương pháp liên tưởng" Bạn đang dạy chữ Hán như thế nào? Bạn đang băn khoăn về những giờ học nhàm chán đang lặp đi lặp lại? Trong chủ đề lần này, tôi muốn giới thiệu phương pháp " liên tưởng" có thể thay đổi các giờ học chữ Hán nhàm chán của các bạn. ◆"Phương pháp liên tưởng" là gì? Là phương pháp liên kết khái niệm về kiến thức đã có sẵn trong trí nhớ của ta với thông tin. Cụ thể hơn, trong giáo dục tiếng Nhật ta có phương pháp liên tưởng thị giác sử dụng các hình ảnh, hình dáng… và phương pháp liên tưởng ý nghĩa liên tưởng từ từ này đến từ khác. ◆Làm sao để đưa " Phương pháp liên tưởng thị giác" vào giờ học? Khi dẫn nhập vào bài học, liên tưởng từ tranh sang chữ viết giúp nhớ chữ viết đó một cách sâu sắc ấn tượng hơn. Tôi xin giới thiệu trang web và bộ sách giúp cho việc dùng tranh để dẫn nhập vào bài học. (1)『MARUGOTO Plus』 http://a1.marugotoweb.jp/basic_training.php?p=kn Đây là trang web dành cho người học giáo trình "Marugoto" của quỹ giao lưu quốc tế, bất kì ai cũng có thể xem được trang web này. Có thể xem được các video liên tưởng từ hình ảnh sang chữ viết trong mục "Memory Hint". Cho học viên liên tưởng từ hình vẽ sang chữ Hán hay để học viên tự do liên tưởng từ hình vẽ. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm ở hai quyển sách trong thư viện của JF là "Kanji Look and Learn" và "Story de oboeru kanji 300 (300 chữ Hán nhớ bằng câu chuyện)" . (2)Quỹ giao lưu quốc tế Trung tâm văn hóa Nhật Bản London http://www.jpf.org.uk/language/kanjifiles/kanjicard.html Các bạn có thể download tranh ở trang web này. ◆Làm sao để đưa " Phương pháp liên tưởng ý nghĩa" vào giờ học Chỉ cần có bảng và giấy trắng đủ cho số lượng học viên là có thể thực hiện được trò chơi liên tưởng rồi. (1)Giáo viên viết một chữ Hán lên bảng (2)Học viên nghĩ ra một chữ Hán có liên quan đến chữ Hán đó và viết tiếp lên bảng (3)Lần lượt những người tiếp theo cũng lên bảng viết những chữ Hán liên quan (4)Sau khi kết thúc, phát giấy trắng cho học viên (5)Trong một khoảng thời gian nhất định, học viên tiếp tục liên tưởng tới những chữ Hán khác từ chữ Hán mà giáo viên cho trước đó (6)Sau khi kết thúc, học viên trao đổi các tờ giấy với nhau và luyện đọc Hình sau là những ví dụ học viên đã liên tưởng sau khi được cho chữ "tabemono" (đồ ăn) Những mặt tốt trong hoạt động này (1)Cả giáo viên lẫn học viên đều biết được học viên đã tưởng tượng ra chữ Hán nào trong đầu. (2)Học viên có thể sắp xếp được những từ vựng liên quan đến chữ Hán mà giáo viên cung cấp (cụ thể trong trường hợp này là "tabemono" (đồ ăn)) (3)Bằng viêc cho xem các kết quả lẫn nhau, các học viên có thể trao đổi được kiến thức về chữ Hán mà mỗi học viên có được. Phát triển thêm các hoạt động khác (1)Đặt câu với chữ Hán liên tưởng được (2)Học viên tự mình tra những chữ Hán đã nghĩ ra rồi nhưng không thể viết được. (3)Có thể dùng như một hoạt động làm nóng khởi động cho giờ học đọc hiểu Trên đây có điều gì bạn có thể áp dụng vào giờ học của mình không? Phương pháp liên tưởng ý nghĩa không chỉ có hiệu quả trong việc học chữ Hán mà còn rất hiệu quả trong việc học từ vựng. Vì vậy, các bạn nhất định hãy áp dụng vào giờ học của mình nhé! Tài liệu tham khảo 大森雅美・鈴木英子(2013)「日本語教師の 7 つ道具シリーズ②漢字授業の作り方編」アルク 加納千恵子ほか(2011)「漢字教材を作る」スリーエーネットワーク 坂野英理ほか(2009)「Kanji Look and Learn」ジャパンタイムズ ボイクマン総子ほか(2008)「ストーリーで覚える漢字 300」くろしお出版
© Copyright 2025 ExpyDoc